Thông số kỹ thuật của loa mà bạn cần biết

Ngày 22-08-2021

Thông số kỹ thuật của loa mà bạn cần biết

  Trên thị thường có rất nhiều công ty lớn nhỏ sản xuất loa, mà bạn có thể liệt kê và lựa chọn. ngay cả trong cùng một nhà sản xuất, vẫn có những dòng loa khác nhau với các biến thế mang hiệu năng khác nhau. Với giá cả từ vài trăm USD đến hàng ngàn USD chúng sẽ khác biệt nhau ở những thông số kỹ thuật, và những thông số đó sẽ cho bạn biết được sản phẩm nào sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn.

   Vậy hiểu được những thông số kỹ thuật mà nhà sản xuất đưa ra cho bạn sẽ giúp ích cho việc đưa ra lựa chọn cuối cùng của bạn. Cho dù bạn đang lựa chọn đôi loa để nghe nhạc, hay những dòng loa sử dụng cho phòng thu đòi hỏi độ chi tiết cao, hoặc là biểu diễn cho sân khấu lớn cũng không phải ngoại lệ. chúng đều giựa trên những thông số kỹ thuật này.

   Xin lưu ý rằng chất lượng âm thanh của loa bị ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể bởi không gian và cách mà bạn setup chúng. Bài Viết này công ty Nhạc Việt Hà Nội chúng tôi chỉ tập trung vào các thông số kỹ thuật phổ biến nhất.

KIỂU LOA

   Bạn có thể nhận thấy hiện tại chúng ta có 2 kiểu loa chính là:

1.    Passiver và Active

       Passive: là dòng loa yêu cầu phải có bộ khuếch đại công suất bên ngoài của loa. Còn loa được cấu tạo và bởi HF LF và được phân chia phân tần bằng 1 bản mạch phân tần cố dịnh.

       Active: là dòng loa đã được tích hợp sẵn một bảng khuếch đại công suất bên trong của loa. Bạn sẽ gặp 2 trường hợp với dòng active là bảng khuếch đại công suất sẽ tạo công suất cho cả Tweeter và woofer qua 1 bản mạch phân tần cố định ( thường gặp ở dòng sản phẩm giá rẻ) và bảng mạch đó sẽ có các DSP chia chúng thành 2 công suất sử dụng cho tweeter riêng và woofer riêng ( thường gặp ở dòng sản phẩm giá thành cao)

2.    Loa 1way 2way và 3 way

a.    Loa 1way là loa phát ra đủ ba dải tần âm thanh Low Mid Hi trên 1 chiếc loa hoặc chỉ phát ra 1 trong 3 đường dải tần trên cả chiếc loa đó. Số lượng đường tiếng không phụ thuộc vào số lượng loa con được lắp trong thùng.

b.    Loa 2way là dòng loa thường được chia làm 2 vùng tần số, được cấp cho hai trình điều khiển riêng biệt.

Ví dụ như một chiếc loa 2 way có dải tần 60Hz đến 18kHz lúc này chúng sẽ được chia thành 60Hz đến 3kHz hướng tới những chiếc loa woofer toàn dải, và 3kHz đến 18kHz sẽ được hướng tớ loa tweeter.

c.     Loa 3way cũng tương tự như loa 2way nhưng chúng được chia làm 3 vùng tần số, được cấp cho ba trình điều khiển riêng biệt.

Ví dụ như một chiếc loa 3 way có dải tần 60Hz đến 18kHz lúc này chúng sẽ được chia thành 60Hz đến 300Hz chuyền đến woofer trầm, 300Hz đến 3kHz được gửi đến loa MID, và 3kHz đến 18kHz sẽ đến loa tweeter.

 Việc chia way này nhắn chia nhiều vùng tần số và mỗi trình điều khiển loa chịu trách nhiệm cho ít tần số hơn sẽ giúp cho đôi loa của bạn thể hiện được chi tiết các dải âm thanh hơn. Thường gặp ở các dòng loa cao cấp hay hi-end.

FREQUENCY RESPONSE

      Đáp ứng tần số của loa được đo bằng Hert (Hz) cho bạn biết nó chuyển đổi tần số các tính hiệu đầu vào một cách chính xác như thế nào. Chúng ta thường thấy nhà sản xuất thường cho thông số kỹ thuật như 60Hz đến 18kHz, điều này có nghĩa là nó có thể truyền tần số trong phạm vi đó với một mức độ dao động khác nhau ở mỗi tần số. Mức độ chính xác giữa tín hiệu đầu vào và đầu ra sẽ có sự tương đôi bằng biến thể +/- decibel ( 60Hz đến 20kHz (+/- 6dB).

       Đáng chú ý hơn nữa là biểu đồ Frequency response, biểu đồ này hiển thị các biến thể decibel trên từng quãng tần số mà loa cho ra. Biểu đồ như vậy cho phép bạn biết chính xác các dải tần tăng hoặc giảm bao nhiêu, và chiếc loa này ưu hay nhược điểm ở dải tần âm thanh nào.

Tần số chéo

     Tần số chéo cho biết điểm được chia thành các vùng tần số riêng biệt. Điều này không nhất thiết quyết định chất lượng của loa nhưng nó cho bạn biết điểm tần số sẽ được cắt như thế nào giữ woofer, mid và tweeter. Có một số nhà sản xuất có thể cho bạn biết cả thông số mà tại điểm đó được cắt. Ví dụ như Loa Mackie Thumo15A với đáp tuyết dải tần là 32Hz đến 23kHz (-10dB) và tần số chéo là 2kHz (24dB/octave@)

 

Maximum SPL

     Điều này cho biết mức áp suât âm thanh cao nhất mà chiếc loa có thể tạo ra trước khi làm méo tín hiệu. Hãy coi đó là âm thanh lớn nhất mà chiếc loa có thể tạo ra “rõ ràng”

 

Amplifier Class ( dành cho loa active)

    Các Class công suất phố biến nhát được sử dụng là A, B, A/B, D

Trong đó Class A mang đến cho người dùng chất lượng âm thanh tốt nhất, ít méo tiếng, độ nhiễu thấp, nhưng hiệu năng thấp. Bộ khuếch đại Class B hiệu năng công suất cao nhưng gây ra nhiều sự biến dạng ở chất lượng âm thanh. Amply Class A/B là sự kết hợp giữa Class A và B mang lại hiệu năng công suất tốt mà không gây ra sự biến dạng nhiều cho chất lượng âm thanh. Class D hiện tại là Hiệu quả cao nhất, nhưng vẫn mang một số vấn đề như dễ bị suy giảm tần số cao. Class D được sử dụng nhiều nhất và được nâng cấp liên tục với những điểm tối ưu hóa như kích thước, chi phí, cũng như là độ ổn định của chúng.

Trở kháng

Trở kháng là mức độ cản trở dòng tín hiệu điện và được đo bằng Ohms, loa trở kháng cao cho phép chạy cáp dài hơn và nhiều loa hơn trên mội kênh Amp ( ví dụ như những dòng loa truyền thanh ), còn những loa trở kháng thấp có thể mang lại chấ tluowngj âm thanh cao hơn như 4ohm 8ohm 16ohm thường thấy trên loa nghe nhạc. Và trở kháng của loa phài phù hợp với trở kháng của bộ khuếch đại để tránh làm hỏng các linh kiện.

Sensitivity (độ nhạy)

     Độ nhạy âm thanh thường được đo bằng decibel. Mô tả độ lớn đầu ra được tạo từ mức đầu vào nhất định thường là 1W/1M trên trục. Nhìn vào độ nhạy chúng ta có thể biết được tớ lớn âm thanh của loa cho ra.

 

THD

     THD là chữ viết tắm của total harmonic distrortion, là mực độ méo tiếng được tạo ra dựa trên một tín hiệu đầu vào nhất định. Giả sử sau khi tái tạo tín hiệu rõ ràng , sự chênh lệch méo tiếng sẽ được đo. Vì THD được đo dưới dạng phần năm nên chỉ số % càng thấp luôn được ưu tiên hơn.

Góc phủ âm thanh của loa

     Được đo bằng độ, chỉ số này cho biết vùng phủ âm thanh của chiếc loa. Góc phủ của loa giúp bạn định hình được vị trí để loa làm sao cho phù hợp với từng không gian mà bạn cần. với nhưng góc phủ lớn như  90 ° ngang x 90 ° dọc giúp cho bạn bao quát được không gian lớn hơn, còn với dòng loa góc mở hẹp như 45 ° ngang x 30 ° dọc giúp bạn đính hướng chính xác mục tiêu mà bạn mong muốn.

Công suất

     Được đo bằng Watt chúng thể hiện cho bạn biết được công suất định mức của chiếc loa. Và thường được nhìn nhận theo 2 chỉ số chính là Program và Peak.

     Ở đây Program (RMS) có thể hiểu là công suất định mức của loa trong thời gian dài và chạy liên tục. còn với Peak là công suất định mức cực đỉnh trong thời lượng ngắn.

Giá trị công suất Peak thường cao hơn đáng kể so với còn số Program(RMS).

 

Kết luận

      Thường khi chúng ta đi tìm hiểu về loa vẫn thường có thói quen là hỏi công suất của chiếc loa là bao nhiêu, nhưng điều đó không hoàn toàn đúng và không đủ căn cứ để so sánh giữa các dòng loa. Bạn nhớ rằng, các yếu tố ảnh hưởng đánh kể đến chất lượng âm thanh là loại loa, kiểu loa, đáp tuyến tần số cũng như bộ khuếch đại trên loa active. Còn yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn âm thanh của loa thì hãy nhìn nhận vào độ nhạy âm thanh và góc phủ của chúng.

     Mong rằng những chia sẻ của Nhạc Việt Hà Nội trong bài viết này sẽ giúp ích khi bạn lựa chọn những dòng sản phẩm âm thanh phù với với công việc và mục đích của bạn

Giỏ hàng